2020-07-17
Viết bởi Admin / 0 bình luận

Lấy biểu tưởng Nhà hát lớn làm “dấu ấn” cho thương hiệu Chương Tailor nhằm tôn vinh giá trị may đo thủ công truyền thừa từ những người thợ may Âu phục đầu tiên tại xứ Bắc Kỳ (thời Pháp thuộc). Và sự hòa trộn đầy màu sắc của phong cách kiến trúc Tân cổ điển Pháp với nghệ thuật trang trí tinh tế Baroque chiết trung là các giá trị kiệt xuất về văn hóa, thẩm mỹ của Nhà hát lớn sẽ là nguồn cảm hứng xuyên suốt trong phong cách thiết kế sản phẩm của Chương Tailor, điều này tiếp tục khẳng định cho vị thế là một trong ít những thương hiệu may đo thời trang cao cấp nhất tại Việt Nam.

 


Để có thể hiểu rõ hơn về lý do tại sao Chương Tailor lựa chọn hình ảnh Nhà hát lớn thì chúng ta hãy nhìn lại đôi chút về lịch sử:
Người dân Hà thành làm quen với áo veston từ khá sớm, khi quân Pháp tràn vào lần thứ hai vào năm 1882. Lúc này các thợ may khéo tay tại Hà Nội đã biết học lỏm và quan sát để tự tay may những bộ veston đầu tiên theo đặt hàng của lính Pháp.
Trong cuốn Một chiến dịch ở Bắc Kỳ (xuất bản ở Paris 1896), bác sỹ Hocquard mô tả: “Khi đến Hà Nội, chúng tôi thấy những người bạn cùng đội hải quân mặc những bộ complet (veston) tuyệt đẹp bằng vải Flanen do những người thợ An Nam may. Cửa hàng may cũng giống như những cửa hàng của các tiểu thương Hà Nội. Đó là một ngôi nhà tranh khá giống nhà kho lớn được mở cửa hướng ra đường. Phía trong ngôi nhà chia thành hai buồng bởi tấm liếp tre đan lưới mắt cáo. Thợ may ngồi vắt chéo chân. Ba (tên chủ tiệm may) giải thích với họ là phải để lại một bộ làm mẫu. Giá khoảng bảy đồng bạc làm trong hai ngày đúng như mẫu”.


Nhà hát Lớn Hà Nội có tên ban đầu là Nhà hát Thành phố (Théatre municipal), khởi công năm 1901, hoàn thành năm 1911, do hai kiến trúc sư Broyer và V.Harlay thiết kế năm 1899, trong quá trình xây dựng có sự tham gia sửa chữa của kiến trúc sư F.Lagisquet. Vị trí xây dựng Nhà hát Lớn được coi là đắc địa khi án ngữ phố Paul Bert (phố Tràng Tiền ngày nay) là tuyến phố sầm uất bậc nhất Hà Nội lúc bấy giờ, mặt chính trông ra Hồ Gươm, mặt sau dựa vào khu Nhượng địa­ (*).

 


Lại nói về may âu phục, những năm đầu thế kỷ XX, tại Hà Nội, tam trụ của các nhà may âu phục lớn nhất bao gồm các nhà may ở phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), chuyên may cho Đại sứ quán, toàn quyền Đông Dương và cho cảnh sát Pháp; người cần may sơ mi thì tìm đến phố Hàng Bột, âu phục cao cấp thì đến phố Hàng Trống có 3 tiệm may rất nổi tiếng là Phúc Mỹ, Tân Hưng và Tân Đức Hiệp.
Với những dự liệu lịch sử trên thì Nhà hát lớn là chứng tích rõ nét nhất cho thời kỳ đầu tiên người Việt Nam biết mặc Âu phục.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: